Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Số lượng bệnh nhân tăng cao do nắng nóng
Với thời tiết nắng nóng những ngày này nhiều bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận sự gia tăng đột biến về số lượng người vào cấp cứu.

Bệnh nhân tăng cao

Bác sĩ Trần Đình Thắng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho hay, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, nhất là đầu đợt nắng, số lượng người bệnh phải nhập viện cấp cứu đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3, so với thông thường.

Với nhiệt độ lên tới gần 40 độ C, nhiều bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận sự gia tăng đột biến về số lượng người vào cấp cứu.

Bác sĩ Thắng chia sẻ ở những ngày trước đó, mỗi ngày, Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương chỉ phải tiếp nhận trung bình khoảng 10 ca/ngày.

Tuy nhiên, cách đây 3 ngày, số bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu đã lên tới 30 trường hợp. Trong đó, hơn một nửa trường hợp là ca nặng, cần can thiệp cứu cứu hồi sức.

Chuyên gia thông tin, các bệnh nhân nhập viện thường trong tình trạng nặng với những bệnh thường gặp là đột quỵ, viêm phổi, rối loạn điện giải.

Cũng ở tình trạng tương tự, tại Bệnh viện Hữu nghị, bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, cho biết đơn vị này thông thường tiếp nhận khoảng 20-25 bệnh nhân. Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, khi nhiệt độ tăng cao, con số này lên tới 30-35 ca.

“Dù không phải hoàn toàn đến từ nguyên nhân thời tiết, đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới việc số lượng bệnh nhân nhập viện cấp cứu tăng”, bác sĩ Khiêm nói.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Khoa Nhi và đơn nguyên sơ sinh, cho biết hơn một tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị tại khoa tăng đột biến, khoảng 150-200% so với 2 tháng trước.

Phần lớn trẻ nhập viện đều mắc các bệnh lý đường hô hấp như sốt cao, ho, khò khè, khó thở, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết,… thậm chí co giật.

Nhiều bé mới 2-3 tháng tuổi đã bị ho, viêm phổi nặng phải thở oxy. Nguyên nhân chính gây bệnh là do virus hợp bào hô hấp (RSV). Đến nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus RSV nên các bác sĩ chủ yếu giảm các biến chứng cho bệnh nhi.

Hiện, trẻ quay trở lại trường học, thay đổi môi trường, thói quen nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nếu trẻ ở phòng lạnh, điều hòa quá lâu, không khí khô sẽ khiến niêm mạc mũi dễ tổn thương, virus dễ xâm nhập.

TS. Nguyễn Thị Mai Hoàn, Trưởng khoa Khám bệnh Đa khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cứ vào mùa nắng nóng, nhiều bệnh nhi vào viện với các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa...

Số lượng bệnh nhi đến khám giai đoạn này cũng tăng lên hơn so với những tháng trước. Đây là một trong những thời điểm cao điểm nhất trong năm. Mỗi ngày, trung bình mỗi bác sĩ khám khoảng 50 - 60 bệnh nhi, chủ yếu khám về đường hô hấp.

Theo thống kê y học cho thấy, số người bị đột quỵ tăng cao hơn vào hè, cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10. Ghi nhận nhanh tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, mỗi ngày số bệnh nhân đột quỵ tăng khoảng 20% so với bình thường.

Đa phần là bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên. Các bác sĩ cho biết, người vốn bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, loạn nhịp tim, có bệnh lý về máu, người hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu... luôn có sẵn nguy cơ và nếu không dự phòng tốt sẽ có khả năng cao bị đột quỵ.

Thời tiết nắng nóng, huyết áp có thể tăng không kiểm soát được, cộng với thói quen ăn mặn, căng thẳng thần kinh hoặc bị hạn chế vận động vì nắng gắt, rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Bảo vệ sức khỏe bản thân

PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dù nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh nhân đột quỵ tăng cao nhưng đây là tác nhân quan trọng làm gia tăng nguy cơ.

Điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.

Tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc ô-xy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết.

“Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót)", PGS.TS. Tôn cho hay.

Thời gian vàng trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não.

Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Ngược lại, nếu điều trị càng muộn trong “cửa sổ thời gian” này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi.

Vì thế, khi phát hiện triệu chứng, người thân nên cho bệnh nhân nằm ở nơi an toàn, tránh những nơi có vật sắc nhọn khi bệnh nhân có biểu hiện co giật. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng để không nuốt ngược nước bọt hoặc đồ ăn vào trong phổi.

Tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân trong lúc chờ xe cứu thương nếu bệnh nhân bị ngưng tim.

Mang theo thuốc mà người bệnh đang sử dụng và ghi nhớ mốc thời gian khởi phát triệu chứng của người bệnh. Mốc thời gian khởi phát triệu chứng là yếu tố quyết định để bác sĩ tiến hành điều trị cho bệnh nhân.

Gia đình khi phát hiện triệu chứng bệnh nhân đột quỵ, không nên mặc kệ cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, chờ cơ thể tự phục hồi, không nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống và đặc biệt không nên cho bệnh nhân tự điều khiển phương tiện giao thông đến bệnh viện.

Để phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng, chuyên gia khuyến cáo đối với những người có sẵn bệnh lý nền, cần mang theo thuốc điều trị. Khi ra ngoài trời cần mắc các bộ đồ thông thoáng, đội mũ, dùng ô che nắng, uống bù nước.

Đối với những người trẻ, khi tham gia vào các hoạt động thể thao ngoài trời phải chú ý uống bù nước, tránh vận động mạnh vùng đầu cổ đột ngột gây tổn thương mạch máu vùng đầu cổ và không sử dụng chất kích thích làm huyết áp tăng vọt.

Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, người dân cũng nên sử dụng điều hòa đúng cách, không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp gây ra chênh lệch nhiệt độ quá lớn với bên ngoài.

Liên quan việc tự bảo vệ sức khỏe trong kiểu hình thời tiết khắc nghiệt ở Hà Nội hiện nay, bác sĩ Trần Đình Thắng nhấn mạnh người dân cần tránh thay đổi môi trường quá nhiều.

“Khi sử dụng điều hòa, nếu muốn ra ngoài, chúng ta nên tắt điều hòa đi để cơ thể thích nghi với nhiệt độ mới. Tương tự trong các trường hợp trước và sau khi tắm”, chuyên gia giải thích.

Ngoài ra, mùa hè là thời điểm một số bệnh truyền nhiễm, liên quan virus như sốt xuất huyết tăng cao. Mặt khác, việc sử dụng điều hòa trong mùa hè, môi trường kín cũng tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Do đó, bác sĩ Thắng khuyến cáo người dân nên cố gắng giữ môi trường thông thoáng, bố trí thời gian mở cửa và sử dụng thêm quạt thay cho điều hòa.

Bác sĩ của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng gợi ý người dân có thể mở cửa vào buổi sáng để tạo không gian thông thoáng, sử dụng quạt để đưa gió vào nhà. Buổi chiều, khi nắng nóng đỉnh điểm, chúng ta sử dụng điều hòa ở nhiệt độ vừa phải và quay lại dùng quạt vào buổi tối.

Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, tình trạng mất nước, điện giải sẽ tăng lên so với thông thường. Đặc biệt với người cao tuổi, cảm nhận khát sẽ giảm đi khiến họ không bổ sung nước, từ đó dẫn đến rối loạn điện giải.

Đặc biệt, mọi người cần chú ý bổ sung đủ nước mỗi ngày, tối thiểu khoảng 2-2,5 lít. Với người cao tuổi, gia đình cũng nên chú ý để bổ sung. “Với người làm việc ngoài trời, mồ hôi nhiều, chúng ta có thể bổ sung nước và điện giải đơn giản với oresol”, vị chuyên gia nói.
DanQuyen.com (Theo baodautu.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)
    Thanh niên bị bệnh viện 'trả về' lo hậu sự bất ngờ được một bệnh viện khác cứu sống (24-01-2024)
    Con rể và mẹ vợ nhập viện sau khi ăn sam biển nướng (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    10 ngày căng mình cứu người phụ nữ bị áp xe do u buồng trứng (21-06-2022)
    Nam thanh niên bị xuất huyết não nguy kịch sau khi đi bơi (20-06-2022)
    Sốc phản vệ nguy kịch do tự ý dùng thuốc kháng sinh (20-06-2022)
    Sốc phản vệ nặng do đàn ong vàng đốt (15-06-2022)
    WHO sẽ cân nhắc ban bố tình trạng y tế khẩn cấp đối với bệnh đậu mùa khỉ (14-06-2022)
    Nguy cơ lãng phí hàng triệu liều vaccine ngừa COVID-19 ở châu Âu (14-06-2022)
    Người đàn ông tử vong sau khi ăn mối (06-06-2022)
    Ba dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng của bệnh tay chân miệng (31-05-2022)
    Sự trở lại nguy hiểm và bất thường của nhiều virus hậu COVID-19 (30-05-2022)
    WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không gây nguy cơ nghiêm trọng đối với y tế toàn cầu (30-05-2022)
    Niềng răng bao lâu siết một lần? Có bị hóp má khi niềng không? (27-05-2022)
    ECDC: Thú cưng có thể là vật chủ trung gian lây bệnh đậu mùa khỉ (27-05-2022)
    Tại sao Việt Nam không sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết? (25-05-2022)
    Những người mắc COVID-19 có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong phổi (25-05-2022)
    Hậu COVID-19: Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ thế nào? (23-05-2022)
    Suốt 7 tháng không nói được sau mắc COVID-19 (17-05-2022)
    Giới chuyên gia thế giới khẩn trương nghiên cứu bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em (17-05-2022)
    Người nhiễm Omicron ít bị nhiễm biến thể khác nếu đã tiêm vaccine (16-05-2022)
    Bộ Y tế Malaysia cấp phép cho thuốc tiêm chống lây nhiễm COVID-19 (13-05-2022)
    Tuyến lệ 3D giúp chữa bệnh khô mắt? (13-05-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152766129.